10:38 EDT Thứ ba, 28/03/2023 Trang nhất » Tin Tức » Phong trào xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực"

Nhà trường

Thăm dò ý kiến

Tin tức của website như thế nào?

Phong phú - Bổ ích

Bình thường - Chậm cập nhật

Đơn sơ - Nghèo nàn

Không có ý kiến

Thống kê

Đang truy cập : 36

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 27


Hôm nay : 12040

Tháng hiện tại : 363008

Tổng lượt truy cập : 12768074

DIỄN ĐÀN

Diễn đàn tháng 12: GIỚI TÍNH VÀ QUAN HỆ BẠN BÈ
I/ Giáo dục giới tính: Xem clip, trao đổi gắn với các kiến thức sinh học
lớp 8, 9
II/ Trao đổi về tình bạn qua câu chuyện:
Con người ta không thể sống thiếu tình bạn được. Tình bạn là loại tình cảm gắn bó hai hay nhiều người với nhau trên cơ sở hợp nhau về tính tình, giống nhau về sở thích, phù hợp về xu hướng, niềm tin, lý tưởng….và một số nét nhân cách khác mà qua đó mỗi người đều tìm thấy ở bạn mình một cái “tôi” thứ hai mà ít nhiều mang tính chất lý tưởng
 
Xin được bắt đầu bằng một câu chuyện kể về tình bạn như sau:
Hai người bạn đi trên đường vắng vẻ. Đến một đoạn, họ có một cuộc tranh luận khá gay gắt và một người đã không kiềm chế được giơ tay tát vào mặt bạn mình. Người kia bị đau nhưng không hề nói một lời. Anh viết trên cát: "Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã tát vào mặt tôi".
           Họ tiếp tục đi, đến một con sông, họ dừng lại và tắm ở đấy.
       Anh bạn kia không may bị vọp bẻ và suýt chết đuối, may mà được người bạn cứu. Khi hết hoảng sợ, anh viết lên đá: "Hôm nay, người bạn thân nhất đã cứu sống tôi".
      Anh bạn kia ngạc nhiên hỏi: "Tại sao khi tôi đánh anh, anh viết trên cát, còn bây giờ anh lại viết trên đá?"
       Mỉm cười, anh trả lời: "Khi một người bạn làm chúng ta đau, chúng ta hãy viết điều gì đó trên cát, gió sẽ thổi bay chúng đi cùng với sự tha thứ... Và khi có điều gì đó to lớn xảy ra, chúng ta nên khắc nó lên đá như khắc sâu vào ký ức của trái tim, nơi không ngọn gió nào có thể xoá nhòa được...”
                                         Hãy học cách viết trên cát và trên đá.
Từ câu chuyện kể về tình bạn đó, chúng ta cùng cảm nhận rằng:
Trong cuộc sống, người ta có thể gặp gỡ và kết giao nhiều bạn bè. Những người bạn từ thuở thơ ấu thường là tình bạn vững bền kéo dài suốt cả đời người. Những người bạn vô thưởng vô phạt thường là những người cùng ta bù khú hoặc là những người cùng chia sẻ lợi ích với chúng ta..Vậy làm sao để xác định một tình bạn chân chính?
1.Một tình bạn chân chính là một tình bạn vững bền cho dù những thử thách của cuộc đời. Người ta có thể kết bạn ở bất kì độ tuổi nào. Đó là những người cùng chia sẻ những buồn vui với bạn. Đó là người mà bạn muốn thông báo đầu tiên khi con mình ra đời. Đó là người bạn muốn chia sẻ khi có tâm sự.
2.Người bạn chân chính là người giúp bạn sửa sai khi bạn mắc phải lỗi lầm, chúc mừng khi đạt thành tựu, cổ vũ khi bạn gặp thử thách, cảnh báo khi bạn đi quá xa, ở bên bạn khi cần. Đó là những đặc điểm của những người bạn . Có khi nào đó bạn trầm tư, tự đánh giá về những người bạn của mình, bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên vì những người bạn như vậy chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
3.Tình bạn không bao giờ giới hạn ở giới tính, tuổi tác, giai cấp hay khoảng cách. Giữ trong lòng những suy nghĩ không hay về bạn bè không phải là một cách tốt để duy trì một tình bạn chân thành. Cần rộng lượng chấp nhận những người bạn của mình. Không nên đòi hỏi bạn mình đáp ứng những tiêu chuẩn mà mình đặt ra.
4.Không ai hoàn hảo. Không ai có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Vì nếu ai đó có những ý nghĩ tiêu cực về bạn mình, tình bạn đó khó có thể bền lâu.
5.Tiền bạc, ngoại hình, lợi ích, đó không phải là những thứ tạo ra một tình bạn vững bền. Sự chân mới là nền tảng vững chắc cho một tình bạn.
      6.Tạo ra những giây phút đáng nhớ cho gia đình, con cái là điều cần thiết. Nhưng cũng đừng quên những người bạn của mình. Sự quan tâm, những bức thiệp trong những ngày trọng đại của bạn đã chứng mình cho bạn thấy rằng bạn vẫn có một vị trí nhất định trong lòng chúng ta.
     7.Hãy là chỗ dựa khi bạn cần. Hãy vững tin và chân thành để vượt qua những thử thách tình bạn.
Như vậy, đối với các bạn trẻ nhất là các bạn trẻ mới lớn, tình bạn có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Chính tình bạn thân thiết, chân thành sẽ giúp các bạn trẻ đối chiếu được các ước mơ, lý tưởng của mình với bạn bè. Con người ta chỉ có thể phát hiện ra mình khi họ nằm trong mối quan hệ với người khác đặc biệt là với bạn. Vì vậy, thanh niên coi bạn như tấm gương phản chiếu qua đó họ nhìn thấy được bản thân mình. Bạn trẻ coi bạn mình như cái “tôi” khác của mình, coi tình bạn là cái quan trọng nhất trong các quan hệ của con người. Thanh niên không chỉ lý tưởng hoá bản thân mình trong tình bạn mà còn lý tưởng hoá tình bạn trong bản thân mình. Tình bạn chân chính sẽ giúp bạn trẻ học được cách nhận xét, đánh giá về mình qua sự nhận xét, đánh giá của bạn bè./.
III/ Trao đổi sâu về quan hệ bạn bè khác giới
 Cần rèn luyện những kỹ năng nào để nâng cao khả năng giao tiếp? Con người cũng dễ bị chi phối bởi qui luật cảm xúc "yêu nên tốt, ghét nên xấu". Kết quả là dễ mắc sai lầm trong giao tiếp. Do vậy nguyên tắc đầu tiên trong nghệ thuật ứng xử là ...
Lắng nghe áp dụng vào kỹ năng giao tiếp như thế nào?
Một số tình huống thường gặp khi học kỹ năng giao tiếp
Đề là trở thành một người có kỹ năng giao tiếp tốt, trước hết bạn cần hiểu rõ các nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp. Không có ai là người hoàn toàn xấu cả. Khi đánh giá con người cụ thể chúng ta thường bị những cách nhìn tĩnh tại, xơ cứng, bị định kiến che lấp, ít khi tách ra được dù chỉ là tương đối đầy đủ những ưu điểm, nhược điểm của họ và lại càng không xác định được giới hạn, hoàn cảnh, diễn biến có thể có của những ưu điểm và nhược điểm đó.
Con người cũng dễ bị chi phối bởi qui luật cảm xúc "yêu nên tốt, ghét nên xấu". Kết quả là dễ mắc sai lầm trong giao tiếp. Do vậy nguyên tắc đầu tiên trong nghệ thuật ứng xử là hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu. Bạn có thể xem chi tiết những nguyên tắc trong giao tiếp ứng xử tại đây: 3 nguyên tắc ứng xử giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Không yêu cầu những ngôn từ mới, giao tiếp đôi thực ra chỉ cần những kỹ năng để nói chuyện và giữ cho mối quan hệ diễn ra êm đẹp.

Cần rèn luyện những kỹ năng nào để nâng cao khả năng giao tiếp?
Ngôn ngữ cơ thể
Con người có liên hệ với người khác bằng nhiều cách khác nhau và không nhất thiết phải luôn trực tiếp. Thông thường, bạn có thể biết điều người kia đang cố nói thông qua ngôn ngữ cơ thể. Vậy nên nếu bạn đang mắc lỗi với ai đó mà khi có cơ hội nói chuyện, bạn thấy họ đan chéo tay hay chân thì đó có thể là thời điểm tốt để bạn xin lỗi. Bạn hoàn toàn có thể cái thiện cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể của mình thông qua chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp ứng xử tại cổng đào tạo trực tuyến Academy.vn:

Xem chi tiết khoá học kỹ năng giao tiếp - GV Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó lại là bản năng. Nếu đàn ông nhìn vào mắt bạn thì có vẻ họ đang thích bạn. Những cử chỉ động chạm đơn giản cũng là dấu hiệu khác cho biết bạn đang được họ quan tâm. Ví dụ, chạm nhẹ vào chân, cọ tay vào lưng hay tay bạn, vòng tay qua eo hay cù nhẹ.
Nói ra suy nghĩ
Ở những thời điểm khác, trừ phi bạn là người có khả năng đọc suy nghĩ của người khác, bạn cũng có thể bỏ qua những thông tin then chốt và khiến tình huống từ xấu thành tồi tệ. Nếu bạn nghĩ có một vấn đề nào đó ảnh hưởng tới mối quan hệ thì nên nói ra.
Đào sâu
Trong một mối quan hệ, giao tiếp rõ ràng rất cần thiết để tiến hành mọi việc. Mối ràng buộc giữa hai bạn có thể nhanh chóng trở nên gay gắt, trừ phi bạn chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc nội tâm. Nếu không biết rõ cái gì đang khiến hai bạn khó chịu, cả hai rất dễ hiểu nhầm, thậm chí là oán giận lẫn nhau.
Đừng bao giờ giữ riêng vấn đề chung nào cho riêng mình, hãy cởi mở, chia sẻ cho dù có thể làm hai bạn cãi nhau một chút. Chỉ đến khi nào vấn đề được giải quyết, bạn mới vui vẻ và thoải mái. Và cũng không có cách nào xử lý trừ phi bạn cho người kia biết đó là vấn đề cần quan tâm.
Rành mạch, dễ hiểu
Trên sách báo, nói chuyện cởi mở có vẻ là một ý thức chung. Thực tế, nó thường không dễ dàng để thể hiện điều bạn thực sự muốn nói. Tất cả những sự phức tạp, rắc rối có thể được đá bung từ một nỗi sợ hãi phản ứng xấu tới việc chọn sai thời điểm để nói ra. Bất kể trường hợp nào, bạn cũng cần vượt qua mọi trở ngại để đảm bảo hai bạn đều cùng một điểm xuất phát của vấn đề. Dưới đây là những kỹ năng cần có để giúp bạn trở thành một người giao tiếp tốt:
Kỹ năng quan sát và kỹ năng lắng nghe
Theo ông Brian Steel, khi giao tiếp với ai đó thuộc nền văn hóa khác, việc đầu tiên bạn cần thực hiện đó là thể hiện khả năng quan sát của mình. Hãy quan sát ngôn ngữ cơ thể của họ, cách họ cư xử, giao tiếp với bạn và cố gắng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cách ứng xử cho phù hợp. Mối quan hệ sẽ dần được thiết lập khi giữa bạn và đối tượng có sự đồng điệu.

Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng một người bình thường chỉ nhớ được khoảng 25% đến 50% những gì họ nghe thấy. Điều đó có nghĩa là khi bạn nói chuyện với sếp, với đồng nghiệp hay khách hàng, họ chỉ có thể nhớ chưa đầy một nửa những gì đã nghe.

Không phải là chúng ta có trí nhớ kém mà đúng hơn là đa số chúng ta thường không lắng nghe. Thêm vào đó, sự đa dạng văn hóa trong giao tiếp ngày nay càng khiến cho việc lắng nghe trở nên khó khăn hơn. Lắng nghe là kỹ năng quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp
Tôn trọng những điểm khác nhau
Khi giao tiếp với một đối tượng, bạn cần phải tôn trọng sự khác biệt. Tôn trọng sự khác biệt không chỉ là tôn trọng nền văn hóa khác mà cả sự tôn trọng cá nhân. Vì trong cùng một đất nước nhưng mỗi người sẽ có một cách ứng xử riêng biệt. Họ có thể giao tiếp với bạn bằng chính bản sắc cá nhân, tín ngưỡng của họ.

Ông Brian Steel cho biết thêm: “Nếu bạn chịu khó quan sát và tư duy thì rất nhiều hành động hàng ngày dù nhỏ nhưng cũng mang màu sắc văn hóa từng miền, từng quốc gia. Mỗi nền văn hóa đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Điều quan trọng khi giao tiếp trong môi trường đa văn hóa chúng ta cần thích nghi cho phù hợp mới môi trường.”
Nếu bạn luôn tán đồng mọi thứ, thì đó sẽ là một mối quan hệ tẻ nhạt. Sự xung đột về ý kiến là một điều lành mạnh. Nó cho cho thấy bạn là một cá nhân độc lập, có khả năng hình thành niềm tin của riêng mình cũng như tranh luận về chúng. Mặc dù bạn không đồng ý với ai đó về những vấn đề chính trong cuộc sống thì sự tôn trọng lẫn nhau sẽ động viên bạn tìm được hướng giải quyết.
Gặp nhau ở điểm giữa
Thỏa hiệp là điều cốt yếu khi cần đàm phán cách thức giải quyết vấn đề trong bất cứ mối quan hệ nào. Một đôi tai biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm của đối tác tình cảm sẽ giúp bạn giữ được cuộc nói chuyện với người ấy. Linh hoạt, mềm dẻo là yếu tố cần để giúp hai bạn tìm gặp nhau ở điểm giữa của lối đi tìm giải pháp. Xem thêm: Nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ
Xem xét lại quyết định
Đặt cách giải quyết của bạn vào thực tế rồi xem mọi việc diễn ra thế nào. Hãy quan sát thật ký để điều chỉnh nếu cần thiết. Với thực hành cộng với kinh nghiệm, bạn sẽ nhận thấy những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp đôi lứa sẽ trở thành bản tính thứ hai. Từ việc chọn một bộ phim vào tối thứ Sáu để cảm thấy bạn có vẻ cần nhiều không gian cho sự lãng mạn được thăng hoa, nó đồng nghĩa với việc bạn có trách nhiệm đối với bất kỳ tình huống nào và cùng nhau tìm kiếm kết quả tích cực.
Để cải thiện các kỹ năng giao tiếp cũng như học thêm những kỹ năng mềm cần thiết khác, bạn có thể đăng ký tại đây: HỌC KỸ NĂNG GIAO TIẾP.

Diễn đàn tháng 2: QUAN HỆ GIAO TIẾP ỨNG XỬ VỚI GIA ĐÌNH, GIÁO VIÊN VÀ BẠN BÈ
1/ Trao đổi về kỹ năng giao tiếp:
Cần rèn luyện những kỹ năng nào để nâng cao khả năng giao tiếp? Con người cũng dễ bị chi phối bởi qui luật cảm xúc "yêu nên tốt, ghét nên xấu". Kết quả là dễ mắc sai lầm trong giao tiếp. Do vậy nguyên tắc đầu tiên trong nghệ thuật ứng xử là ...
Lắng nghe áp dụng vào kỹ năng giao tiếp như thế nào?
Một số tình huống thường gặp khi học kỹ năng giao tiếp
Đề là trở thành một người có kỹ năng giao tiếp tốt, trước hết bạn cần hiểu rõ các nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp. Không có ai là người hoàn toàn xấu cả. Khi đánh giá con người cụ thể chúng ta thường bị những cách nhìn tĩnh tại, xơ cứng, bị định kiến che lấp, ít khi tách ra được dù chỉ là tương đối đầy đủ những ưu điểm, nhược điểm của họ và lại càng không xác định được giới hạn, hoàn cảnh, diễn biến có thể có của những ưu điểm và nhược điểm đó.
Con người cũng dễ bị chi phối bởi qui luật cảm xúc "yêu nên tốt, ghét nên xấu". Kết quả là dễ mắc sai lầm trong giao tiếp. Do vậy nguyên tắc đầu tiên trong nghệ thuật ứng xử là hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu. Bạn có thể xem chi tiết những nguyên tắc trong giao tiếp ứng xử tại đây: 3 nguyên tắc ứng xử giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Không yêu cầu những ngôn từ mới, giao tiếp đôi thực ra chỉ cần những kỹ năng để nói chuyện và giữ cho mối quan hệ diễn ra êm đẹp.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó lại là bản năng. Nếu đàn ông nhìn vào mắt bạn thì có vẻ họ đang thích bạn. Những cử chỉ động chạm đơn giản cũng là dấu hiệu khác cho biết bạn đang được họ quan tâm. Ví dụ, chạm nhẹ vào chân, cọ tay vào lưng hay tay bạn, vòng tay qua eo hay cù nhẹ.
Nói ra suy nghĩ
Ở những thời điểm khác, trừ phi bạn là người có khả năng đọc suy nghĩ của người khác, bạn cũng có thể bỏ qua những thông tin then chốt và khiến tình huống từ xấu thành tồi tệ. Nếu bạn nghĩ có một vấn đề nào đó ảnh hưởng tới mối quan hệ thì nên nói ra.
Đào sâu
Trong một mối quan hệ, giao tiếp rõ ràng rất cần thiết để tiến hành mọi việc. Mối ràng buộc giữa hai bạn có thể nhanh chóng trở nên gay gắt, trừ phi bạn chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc nội tâm. Nếu không biết rõ cái gì đang khiến hai bạn khó chịu, cả hai rất dễ hiểu nhầm, thậm chí là oán giận lẫn nhau.
Đừng bao giờ giữ riêng vấn đề chung nào cho riêng mình, hãy cởi mở, chia sẻ cho dù có thể làm hai bạn cãi nhau một chút. Chỉ đến khi nào vấn đề được giải quyết, bạn mới vui vẻ và thoải mái. Và cũng không có cách nào xử lý trừ phi bạn cho người kia biết đó là vấn đề cần quan tâm.
Rành mạch, dễ hiểu
Trên sách báo, nói chuyện cởi mở có vẻ là một ý thức chung. Thực tế, nó thường không dễ dàng để thể hiện điều bạn thực sự muốn nói. Tất cả những sự phức tạp, rắc rối có thể được đá bung từ một nỗi sợ hãi phản ứng xấu tới việc chọn sai thời điểm để nói ra. Bất kể trường hợp nào, bạn cũng cần vượt qua mọi trở ngại để đảm bảo hai bạn đều cùng một điểm xuất phát của vấn đề. Dưới đây là những kỹ năng cần có để giúp bạn trở thành một người giao tiếp tốt:
Kỹ năng quan sát và kỹ năng lắng nghe
Theo ông Brian Steel, khi giao tiếp với ai đó thuộc nền văn hóa khác, việc đầu tiên bạn cần thực hiện đó là thể hiện khả năng quan sát của mình. Hãy quan sát ngôn ngữ cơ thể của họ, cách họ cư xử, giao tiếp với bạn và cố gắng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cách ứng xử cho phù hợp. Mối quan hệ sẽ dần được thiết lập khi giữa bạn và đối tượng có sự đồng điệu.
Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng một người bình thường chỉ nhớ được khoảng 25% đến 50% những gì họ nghe thấy. Điều đó có nghĩa là khi bạn nói chuyện với sếp, với đồng nghiệp hay khách hàng, họ chỉ có thể nhớ chưa đầy một nửa những gì đã nghe.
Không phải là chúng ta có trí nhớ kém mà đúng hơn là đa số chúng ta thường không lắng nghe. Thêm vào đó, sự đa dạng văn hóa trong giao tiếp ngày nay càng khiến cho việc lắng nghe trở nên khó khăn hơn. Lắng nghe là kỹ năng quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp
Tôn trọng những điểm khác nhau
Khi giao tiếp với một đối tượng, bạn cần phải tôn trọng sự khác biệt. Tôn trọng sự khác biệt không chỉ là tôn trọng nền văn hóa khác mà cả sự tôn trọng cá nhân. Vì trong cùng một đất nước nhưng mỗi người sẽ có một cách ứng xử riêng biệt. Họ có thể giao tiếp với bạn bằng chính bản sắc cá nhân, tín ngưỡng của họ.
Ông Brian Steel cho biết thêm: “Nếu bạn chịu khó quan sát và tư duy thì rất nhiều hành động hàng ngày dù nhỏ nhưng cũng mang màu sắc văn hóa từng miền, từng quốc gia. Mỗi nền văn hóa đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Điều quan trọng khi giao tiếp trong môi trường đa văn hóa chúng ta cần thích nghi cho phù hợp mới môi trường.”
Nếu bạn luôn tán đồng mọi thứ, thì đó sẽ là một mối quan hệ tẻ nhạt. Sự xung đột về ý kiến là một điều lành mạnh. Nó cho cho thấy bạn là một cá nhân độc lập, có khả năng hình thành niềm tin của riêng mình cũng như tranh luận về chúng. Mặc dù bạn không đồng ý với ai đó về những vấn đề chính trong cuộc sống thì sự tôn trọng lẫn nhau sẽ động viên bạn tìm được hướng giải quyết.
Gặp nhau ở điểm giữa
Thỏa hiệp là điều cốt yếu khi cần đàm phán cách thức giải quyết vấn đề trong bất cứ mối quan hệ nào. Một đôi tai biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm của đối tác tình cảm sẽ giúp bạn giữ được cuộc nói chuyện với người ấy. Linh hoạt, mềm dẻo là yếu tố cần để giúp hai bạn tìm gặp nhau ở điểm giữa của lối đi tìm giải pháp. Xem thêm: Nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ
Xem xét lại quyết định
Đặt cách giải quyết của bạn vào thực tế rồi xem mọi việc diễn ra thế nào. Hãy quan sát thật ký để điều chỉnh nếu cần thiết. Với thực hành cộng với kinh nghiệm, bạn sẽ nhận thấy những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp đôi lứa sẽ trở thành bản tính thứ hai. Từ việc chọn một bộ phim vào tối thứ Sáu để cảm thấy bạn có vẻ cần nhiều không gian cho sự lãng mạn được thăng hoa, nó đồng nghĩa với việc bạn có trách nhiệm đối với bất kỳ tình huống nào và cùng nhau tìm kiếm kết quả tích cực.
2/ Xem clip về kỹ năng giao tiếp với thầy cô, bạn bè

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn